Mức phạt khi uống rượi bia lái xe

5/5 - (3 bình chọn)

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe khi tham gia giao thông đã uống rượu, bia có thể bị phạt tiền ở mức cao nhất là 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên tới 24 tháng.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các mức phạt đối với các hành vi lái xe khi đã uống rượu, bia đồng loạt tăng ở toàn bộ các mức quy định và ở mức cao nhất (nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1L khí thở); Mức phạt tiền tối đa sẽ tăng từ 18 triệu đồng lên 40 triệu đồng và thời gian tước quyền sử dụng GPLX cũng tăng từ 6 tháng lên gấp 4 lần (24 tháng). Cụ thể:

Ôtô và các loại xe tương tự ôtô

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm c khoản 8; điểm a khoản 10; điểm e, g, h khoản 11 điều 5, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng).

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm e khoản 8; điểm đ, e, g khoản 10 điều 6, người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm d, đ, e khoản 10 điều 7, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác

Căn cứ điểm q khoản 1, điểm e khoản 3, điểm c khoản 4 điều 8, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng).

– Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.