Nên học bằng lái xe số sàn hay học lái xe số tự động?
Theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 Việt Nam sẽ có thêm bằng lái xe hạng B1 số tự động (AT) cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Những người muốn được cấp loại giấy phép lái xe số sàn kết hợp số tự động vẫn được đào tạo theo giáo trình hiện tại. Kéo theo việc học bằng lái xe ô tô số sàn hay số tự động được rất nhiều người quan tâm. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem ưu nhược điểm của từng loại bằng lái xe để có sự lựa chọn cho đúng đắn.
Ưu nhược điểm của bằng lái xe tự động b1
Nhược điểm duy nhất của người học lái xe số tự động hạng B1 là sẽ không được lái xe số sàn (MT) và nếu sau này theo điều kiện công việc muốn nâng hạng để lái các loại xe lớn hơn như hạng C (xe tải có trọng tải lớn hơn 3.5 tấn), hoặc hạng D (xe chở người dưới 30 chỗ) là không thể. Trong khi với bằng lái xe B2(số sàn) hiện nay người lái xe chỉ cần chỉ cần đủ thâm niên từ 3 đến 5 năm là có thể nâng hạng được được.
Tuy nhiên khi học bằng lái xe số tự động AT thì sẽ có rất nhiều ưu điểm đi kèm đó là:
– Nếu tính theo ngày, việc học lái xe số tự động sẽ chỉ mất 76 ngày, rút ngắn thời gian giảm 12 ngày so với học lái xe số sàn hiện nay.
– Sau khi học lái xe số tự động cấp Giấy phép lái xe số tự động B1 sẽ không phải lo lắng về thời hạn phải đi đổi Giấy phép lái xe như hạng B2 hiện nay.
– Học để thi bằng lái xe số tự động sẽ đơn giản dễ dàng do không phải lo lắng nhiều về thao tác côn – ga – số phức tạp như thi bằng lái xe số sàn. Ngay như bài Khởi hành ngang dốc, một trong những bài có tỉ lệ trượt cao nhất trong phần thi thực hành hiện nay, thì khi điều khiển xe số tự động để thi sẽ rất đơn giản không khác gì khởi hành trên đường bằng cả.
Cấp Giấy phép lái xe số tự động là chủ trương đúng đắn của Bộ GTVT tạo điều kiện cho người dân có thêm sự lựa chọn khi chỉ có nhu cầu điều khiển xe số tự động không có nhu cầu chạy xe số sàn. Do vậy sau khi so sánh ưu điểm và nhược điểm của hai loại GPLX trên thì việc học loại xe nào sẽ tùy vào điều kiện công việc, cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta mà có sự lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ như ông muốn đi lái xe taxi hay muốn chạy xe tải thì không thể đi học bằng lái xe số tự động được. Ngược lại xu hướng ưa chuộng xe cá nhân là xe số tự động như hiện nay thì các cán bộ công chức nhà nước, các nhân viên văn phòng ngân hàng, doanh nghiệp nhất là các chị em phụ nữ, những người cao tuổi thì cũng không nên học lái xe số sàn làm gì cho tốn thêm thời gian và cho việc học hành thi cử thêm khó khăn.